1. Hệ điều hành
Cả Q-mobile S11, Galaxy Y và Galaxy Y Duos đều chạy trên Android 2.3 Gingerbread. Trong đó, S11 sử dụng giao diện riêng của Q-mobile, hai sản phẩm của Samsung dùng giao diện TouchWiz riêng của hãng. Tuy có 1 số khác biệt nhỏ cơ bản để tạo ra phong cách riêng cho từng thương hiệu, nhưng nhìn chung, đây đều là các giao diện thông minh trên hệ điều hành Android nên đều trực quan và dễ sử dụng như nhau.
Q-mobile S11: 1
Galaxy Y: 1
Galaxy Y Duos: 1
2. Màn hình
Tuy cùng là cảm ứng điện dung đa điểm nhưng hai sản phẩm của Samsung kém hơn S11 về màn hình do chỉ được trang bị màn hình 3,14 inch cho Galaxy Y Duos và 3,0 inch cho Galaxy Y cùng với độ phân giải chuẩn thấp nhất của Android 320x240 pixel, trong khi màn hình của S11 là 3,5 inch HVGA độ phân giải 480x320 pixel. Thực tế sử dụng cho thấy tuy cùng là 262.000 màu nhưng hình ảnh của S11 hiển thị sắc nét, bóng bẩy hơn nhiều, trong khi Galaxy Y và Galaxy Y Duos cho màu sắc hơi nhạt, hình bị vỡ do độ phân giải thấp, đặc biệt khi chơi game Angry Bird Space.
Q-mobile S11: 1
Galaxy Y: 0
Galaxy Y Duos: 0
3. Cấu hình phần cứng
Q-mobile S11 | Samsung Galaxy Y | Samsung Galaxy Y Duos | |
CPU | 800MHz | 832MHz | 832MHz |
ROM | 512MB | 512MB | 512MB |
RAM | 256MB | 384MB | 384MB |
Về điểm này thì cả 3 model khá ngang ngửa nhau về CPU và Rom. Tuy nhiên, hai model của Samsung nhỉnh hơn đôi chút về bộ nhớ RAM.
Q-mobile S11: 0
Galaxy Y: 1
Galaxy Y Duos: 1
4. Hỗ trợ 2 sim 2 sóng online
Hiện nay, nhu cầu sử dụng cùng lúc nhiều sim đang ngày càng tăng cao và việc hỗ trợ 2 sim trên điện thoại phổ thông đã trở nên phổ biến. Tuy nhiên, đây lại là điểm hạn chế của đa số smartphone thông minh. Ở đây thì trừ Galaxy Y, hai sản phẩm còn lại đều hỗ trợ 2 sim 2 sóng online.
Q-mobile S11: 1
Galaxy Y: 0
Galaxy Y Duos: 1
5. Khả năng kết nối
Cả 3 model đều có kết nối Wi-Fi tốc độ khá tốt khi truy cập internet và thao tác trên 1 số ứng dụng đòi hỏi online trực tiếp (Maps, Google Play Store, mail, đọc tin tức,…). Tuy nhiên, S11 yếu thế hơn khi thiếu kết nối 3G - mà theo Q-mobile giải thích là tinh giản để hạ giá thành sản phẩm nhằm phục vụ cho các đối tượng có nhu cầu tối giản hơn, những người ít có nhu cầu về sử dụng 3G, mobile TV và video call. Bản thân anh em nhà Galaxy Y tuy hỗ trợ 3G nhưng cũng không tích hợp camera trước để hỗ trợ video call.
Trên thực tế, nhu cầu sử dụng 3G (đặc biệt với người dùng có thu nhập trung bình) để truy cập internet, dùng video call hay xem tivi vẫn còn rất hạn chế vì chi phí cước dữ liệu cao, cần hỗ trợ đa thiết bị (với video call) trong khi nhu cầu thiết thực lại không nhiều. Bên cạnh đó, hiện Wi-Fi đã khá phổ biến ở các thành phố lớn (nơi tập trung nhiều người dùng smartphone và có nhu cầu internet đa dạng) và thường được dùng miễn phí. Do đó, theo Q-mobile thì việc tích hợp sẵn các tính năng mà người dùng không có nhiều nhu cầu (Video call), thậm chí không bao giờ dùng tới (internet TV) và buộc họ phải trả thêm chi phí cho việc này là không hợp lý.
Q-mobile S11: 0
Galaxy Y: 1
Galaxy Y Duos: 1
>> Trên tay tablet 4,1 triệu đồng của Google
>> Google I/O ngày 1: Nexus 7, Jelly Bean, Google Glass
Mối đe dọa dành cho Kindle Fire?
Nexus 7 là sản phẩm máy tính bảng hứa hẹn hiệu suất cao. Lựa chọn Nexus 7, người dùng không phải hi sinh nhiều tính năng mà vẫn được hưởng một mức giá hấp dẫn: 199 USD cho phiên bản 8GB và 249 USD cho phiên bản 16GB.
Những ưu thế kể trên sẽ giúp Nexus 7 thu hút được nhiều sự chú ý. Nó cũng sẽ khiến tất cả các nhà sản xuất máy tính bảng phải đánh giá lại những sản phẩm mà họ cung cấp trên thị trường. Tuy nhiên, nếu Google bán máy tính bảng trực tiếp cho khách hàng qua gian hàng trực tuyến, cộng thêm không công bố rõ các thay đổi về hệ sinh thái ứng dụng dành cho Nexus 7, Google sẽ không đủ sức tranh giành thị phần của Apple. Dường như Nexus hướng tới tấn công Kindle Fire nhiều hơn.
Sản xuất bởi Asus, máy tính bảng Nexus 7 là một trong những sản phẩm thương mại đầu tiên trong chiến lược KAI của Nvidia, Kai là nền tảng do NVIDIA xây dựng cho các loại máy tính bảng Android 7-inch, chip lõi tứ, giá rẻ nhằm cạnh tranh với Kindle Fire.
Tại CES 2012, khi Nvidia và Asus công bố kế hoạch sản xuất một sản phẩm máy tính bảng Tegra 3 giá 250 USD, hai công ty này rõ ràng đã đưa Kindle Fire của Amazon vào tầm ngắm.
Kindle Fire, xuất xưởng vào mùa thu năm ngoái, là máy tính bảng Android bán chạy nhất phần lớn nhờ mức giá rẻ 199 USD. Tuy nhiên, Kindle Fire bị chê do hiện tượng nóng máy, thông số kỹ thuật lại hạn chế (không có camera, bộ nhớ trong ít, không cho phép mở rộng bộ nhớ), hiệu suất chậm. Mặc dù sau cơn sốt ban đầu, doanh số của Kindle Fire đã giảm xuống nhưng cho tới nay, chưa có tablet Android nào gây được tiếng vang như vậy.
Nước cờ quan trọng của Google
Việc Google tham gia thị trường tablet với sản phẩm mang nhãn hiệu riêng Nexus rất quan trọng. Nó thể hiện Google đã nhận ra điều quan trọng là một nhà sản xuất hệ điều hành phải tham gia sâu vào hoạt động phát triển phần cứng chạy phần mềm của họ. Google buộc phải “ra tay” vì trong vài năm vừa qua, nhiều mẫu máy tính bảng Android ra mắt với số phần cứng không có gì nổi bật, ít lựa chọn về trọng lượng, vi xử lý, màn hình và thiết kế.
" alt=""/>Google Nexus 7 khuấy đảo cuộc chiến tablet